Giới thiệu

VSTEP là gì?

VSTEP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Vietnamese Standardized Test of English Proficiency” nghĩa là “Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ (NLNN) 6 bậc dành cho Việt Nam (từ bậc 1 đến bậc 6) tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1, C2).

Chứng chỉ VSTEP là gì?

Chứng chi Vstep là chứng chỉ tiếng Anh được cấp cho các thí sinh đạt đủ các điều kiện về năng lực theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Chứng chỉ được cấp bởi các trường được ủy quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chứng chỉ VSTEP cần cho ai?

– Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng.

– Thí sinh trình độ sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ)

– Giáo viên tiếng Anh

– Người đi làm tại các cơ quan, doanh nghiệp

Nội dung Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.

Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v… Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết.

Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.

Bảng quy đổi điểm bài thi VSTEP bậc 3-5 sang các bậc năng lực

DNC VSTEP - Hướng dẫn đăng ký thi, ôn thi VSTEP

Dưới 4,0

Không xét

Không xét khi sử dụng định dạng đề thi này.

DNC VSTEP - Hướng dẫn đăng ký thi, ôn thi VSTEP

 4,0 – 5,5

Bậc 3

Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực về câu từ, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc hay gặp trong công việc, học tập, giải trí, v.v… Có thể xử lí hầu hết các tình huống xảy ra lúc đi lại tại khu vực có sử dụng tiếng Anh. Có thể viết văn bản đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những trải nghiệm, sự kiện, mơ ước, hi vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lí do, giải thích cho ý kiến và kế hoạch của mình.

DNC VSTEP - Hướng dẫn đăng ký thi, ôn thi VSTEP

6,0 – 8,0

Bậc 4

Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kĩ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên đạt đến mức các giao tiếp thường xuyên này với người bản ngữ không gây khó khăn cho cả hai bên. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết về nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề có tính thời sự, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

DNC VSTEP - Hướng dẫn đăng ký thi, ôn thi VSTEP

8,5 – 10

Bậc 5

Có thể hiểu nhiều loại văn bản khó, dài, và nhận biết được hàm ý. Có thể diễn đạt lưu loát, tức thì, và không thể hiện rõ rệt việc phải tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện khả năng sử dụng tốt các kiểu tổ chức văn bản, liên từ và các phương tiện liên kết.

Hình thức bài thi VSTEP bậc 3 – 5

  • Thời gian làm bài 40 phút với 35 câu hỏi trắc nghiệm chia làm 3 phần.
  • Các thí sinh được nghe các đoạn trao đổi ngắn, hướng dẫn, thông báo, các bài giảng, bài nói chuyện, sau đó trả lời câu hỏi trắc nghiệm (MCQ) đã in sẵn trong đề thi.
  • Phần đọc hiểu trong bài thi VSTEP với thời gian 60 phút, số lượng 4 bài đọc – 40 câu hỏi. Nhiệm vụ của thí sinh là đọc cả 4 đoạn văn và trả lời câu hỏi sau mỗi bài đọc. Độ khó của văn bản tương đương bậc 3-5 với tổng số từ dao động từ 1.700-2.050 từ.
  • Phần này nhằm kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc khác nhau, từ mức độ bậc 3 đến bậc 5, kỹ năng đọc hiểu, hiểu ý kiến, thái độ tác giả được suy ra từ thông tin trong bài và đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
  • Bài 1: Yêu cầu thí sinh viết một bức thư/ thư điện tử có độ dài khoảng 120 từ. Bài 1 chiếm 1/3 tổng số điểm của phần thi viết.
  • Bài 2: Thí sinh cần viết bài luận khoảng 250 từ về một chủ đề cho sẵn thông qua kiến thức trải nghiệm thực tế của mình đưa ra lập luận và bảo vệ ý kiến của mình. Bài viết chiến 2/3 tổng điểm toàn phần thi viết.

Phần nói VSTEP bậc 3-5 gồm 3 phần:

  • Phần nói 1 (social interaction): Thí sinh được kiểm tra khă năng phản hồi thông tin trong các tình huống xã hội.
  • Phần nói 2 (solution discussion): Ở phần nói này các thí sinh được cung cấp một tình huống và được cho sẵn 3 giải pháp. Thí sinh phải đưa ra giải pháp tốt nhất, bảo vệ lập luận của mình và phản biện những ý kiến khác.
  • Phần nói 3 (topic development): Thí sinh được cho một chủ đề cho sẵn, có thể sử dụng các ý đã được cung cấp để phát triển thành bài nói hoàn chỉnh. Phần 3 kết thúc với một số câu hỏi thảo luận về chủ đề trên.